Cây thuốc Nam Cốt Khí Củ

Tên khác: Hổ trượng căn, Hoa ban trúc
Tên khoa học: Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc, họ Rau răm (Polygonaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.

http://baithuocnamduoc.blogspot.com/2015/06/cay-thuoc-nam-cot-khi-cu.html

Cây thuốc Nam Cốt khí củ

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1-1.5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả khô có 3 cạnh.
Bộ phận dùng: Thân rễ còn gọi là Hổ trượng căn và phần trên mặt đấy phơi khô.
Công dụng: Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết. Chữa viêm gan cấp, viêm ruột, lỵ, viêm amygdal, viêm hầu, viêm khí quản. Chữa viêm ruột cấp, nhiễm trùng đường niệu. Chữa kinh nguyệt khó khăn, vô kinh, táo bón.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cắn, bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, thường dùng thuốc bột đắp.



Bài thuốc Nam:
- Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Cốt khí củ, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống mỗi ngày một thang.
- Viêm gan cấp tính, sưng gan: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc dùng Cốt khí củ với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống mỗi ngày một thang.
- Thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa phong thấp, viêm khớp, đầu gối: Cốt khí 10g, Sinh địa 20g, Hà thủ ô 20g, Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 12g, Đẳng sâm 20g, Huyết đằng 12g, Hy thiêm 12g, Bồ công anh 12g, Thiên niên kiện 10g, Dây đau xương 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
*Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
Cây thuốc Nam Cốt Khí Củ Cây thuốc Nam Cốt Khí Củ Reviewed by Huỳnh Ngọc Tuyên on tháng 6 18, 2015 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Our Sponsors