Cây thuốc Nam Địa Liền giúp giảm đau chữa cảm mạo

Cây Địa Liền


Tên khác: Tam nại, Sơn nại.
Tên khoa học: Kaempferia galanga L. Cây Địa liền thuộc họ gừng được trồng làm thuốc ở một số địa phương nước ta.
http://baithuocnamduoc.blogspot.com/2015/06/cay-thuoc-nam-cay-ia-lien-giup-giam-au.html


Mô tả: Lá 2-3 cái, có bẹ, mặt dưới có lông, lá mọc sát đất, mọc vào mùa mưa. Hoa không có cuống, mọc ra từ kẽ lá, màu trắng pha đốm tím. Cây có mùi thơm.
Bộ phận dùng: Thân, rễ, sấy khô hoặc thái thành lát đem phơi.
Thành phần hóa học: chủ yếu là chất tinh bột và acid p-methoixy ethylcinamat. Rễ, thân cây chứa nhiều tinh dầu.
Công dụng: Dùng làm thuốc xoa bóp bên ngoài, chữa cao huyết áp, tê thấp, giúp tiêu hóa, đau dạ dày, khó tiêu, chữa hen suyễn, bụng lạnh đau.
Liều lượng, cách dùng: Uống dưới dạng sắc mỗi ngày 4 - 8 g hoặc ngâm cồn xoa bóp.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền:

1. Chữa cúm do phong nhiệt: Địa liền, Kinh giới, Thanh cao, Kim ngân mỗi vị 80g, Gừng 20g, Cà gai leo, tía tô mỗi vị 40g. Xay các vị thuốc thành bột min, pha nước uống mỗi ngày 16-20g.
2. Chữa đau bụng, tức ngực do lạnh: Địa liền 6g, Cam thảo 3g, Đinh hương 3g, Đương quy 3g, tất cả tán bột nặn thành viên tròn, kèm uống với một ít rượu.
3. Chữa cảm mạo: Địa liền, Cúc hoa mỗi vị 5g, Cát căn, Lá tre, Cúc Tần, Kinh giới, Bạc hà, Tía tô, mỗi vị 20g. Xay thành thuốc bột hoặc nặn viên, mỗi lần uống 4-6g, ngày uống từ 2-3 lần.
4. Chữa giảm đau: bong gân, thống huyết ứ: Địa liền, Thiên niên kiện, Huyết giác, Đại hồi, Quế chi, mỗi loại 20g, xay nhỏ ngâm cùng 500ml rượu trắng. Nếu bị bong gân, lấy một ít rượu ngâm thấm vào miếng bông và xoa vào chỗ đau. Xoa trong vòng 15 phút. Ngày làm 3 lần.
*Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
Cây thuốc Nam Địa Liền giúp giảm đau chữa cảm mạo Cây thuốc Nam Địa Liền giúp giảm đau chữa cảm mạo Reviewed by Huỳnh Ngọc Tuyên on tháng 5 20, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Our Sponsors