Cây bách bộ là cây gì, có tác dụng gì đến sức khỏe con người?

Chú ý bách bộ có độc:


Cây bách bộ thường dùng trị: Viêm khí quản, lao phổi, ho gà, lỵ amip. Bệnh giun móc, giun đũa, giun kim. Tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da…
                           
Tên khoa học: Stemona tuberosa.
Bách bộ còn có tên khác là dây ba mươi, đẹt ác…Bộ phận làm thuốc là rễ củ già của cây bách bộ, thu hoạch vào mùa thu đông, phơi hay sấy khô.
Dùng sống: trị ghẻ lở, giun sán.
Dùng chín: trị ho hàn, ho lao
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, intemonin có trong củ có tác dụng làm giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, còn làm cho giun bị tê liệt, làm chết rận rệp và chữa bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.
Thường dùng trị: Viêm khí quản, lao phổi, ho gà, lỵ amip. Bệnh giun móc, giun đũa, giun kim. Tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da. Còn dùng diệt bọ chét, rệp, chấy rận và sâu bọ.
Dùng ngoài, ngâm trong cồn, đun sôi trong nước, hoặc nấu cao để bôi, hay nghiền bột mà dùng.
Thành phần hóa học:

Trong rễ củ có các alcaloid, chủ yếu là stemonin, tuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin; glucid 2,3%, lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric,formic, malic, suecinic…).
Theo đông y:

Củ bách bộ có vị đắng, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng nhuận phế, sát trùng, diệt sâu, trừ ngứa.
Dùng sống: chữa giun kim, giun đũa.
Dùng chín trị ho hàn, ho lao.
Bách bộ tuy hơi ôn nhưng nhuận mà không táo, còn có thể khai tiết, giáng khí, trị ho thì không thuốc nào bằng, nhất là ho lâu ngày.
Một số bài thuốc từ cây bách bộ:
Chữa trẻ nhỏ ho sốt (phế nhiệt): bách bộ, bối mẫu, cát căn, thạch cao mỗi vị đều 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g. Ngày 2 lần.
Trị ho lâu ngày: bách bộ (rễ) 80g, giã vắt nước. Sắc lại cho dẻo quánh. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần.
Trị ho nhiều: dùng bách bộ (cả dây lẫn rễ) giã vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, hai thứ bằng nhau. Nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ.
Trị tự nhiên ho không dứt: bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước.
Trị đau bụng do các loại trùng sán: bách bộ nấu thành cao, uống thường xuyên phòng trị các loại trùng.
Trị các loại côn trùng vào lỗ tai: bách bộ (sao) nghiền nát, trộn với dầu mè bôi trong lỗ tai.
Trị hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
Trị ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc ngâm rượu “Bách bộ tửu” trị các chứng ho: củ bách bộ xắt mỏng, sao khô cho vào túi vải ngâm trong vò rượu lấy uống dần.
Lưu ý:
Người tỳ vị hư nhược không nên dùng.
Khi ăn nhiều rễ cũ sẽ gây tê liệt trung khu hô hấp, có thể chết. Kinh nghiệm dân gian dùng nước gừng và uống giấm để giải cứu.

Cây bách bộ là cây gì, có tác dụng gì đến sức khỏe con người? Cây bách bộ là cây gì, có tác dụng gì đến sức khỏe con người? Reviewed by Huỳnh Ngọc Tuyên on tháng 6 23, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Our Sponsors