CÂY RAU ĐẮNG – DÙNG LÀM THUỐC LỢI TIỂU, CHỮA ĐÁI BUỐT
Cây rau đắng( Biển Súc), theo y học cổ truyền có vị đắng, tính mát, không độc, quy vào kinh can, thận có tác dụng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng cho trường hợp nóng nảy trong người làm lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng; dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi; nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật…
Cây rau đắng có nơi gieo trồng làm thuốc và rau để ăn trong bữa ăn hàng ngày, có những nơi coi như món ăn đặc sản trong đĩa rau sống, rau đắng luộc trộn với muối mè ăn rất ngon, người ta còn dùng rau đắng trong ăn lẩu.
Cây rau đắng còn có dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, sát trùng bàng quang, ăn nhiều có thể chữa đái buốt, sỏi thận, giải độc.
Cây rau đắng có tên gọi khác là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá, cỏ răng lợi. Tên khoa học Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.
Trong họ rau đắng, ngon nhất là rau đắng đất. Rau đắng đất dùng nấu canh (với cá, tôm, cua, thịt bằm… rất bổ dưỡng) hoặc ăn sống (làm rau ghém ăn sống với nhiều rau rừng khác; có thể ăn với cháo cá, mắm kho).
Rau đắng biển (tên khoa học Bacopa monnieri, thuộc họ Scrophulariaceae) thường sinh sản mạnh trong khu vực đầm lầy trên khắp châu Á, nó cũng được tìm thấy ở Florida, Hawaii và các tiểu bang miền Nam của Hoa Kỳ.
Mô tả:
Cây thuốc nam quý, cây cỏ nhỏ mọc bò, thân và cành mọc tỏa tròn gần sát mặt đất, màu đỏ tím đôi khi mọc cao tới 10-30cm, giống như rau muống biển. Lá nhỏ, mọc so le có bẹ chìa. Phiến lá dài 1,5-2cm, rộng 0,4cm. Hoa nhỏ màu hồng tím, mọc tụ từ 1 đến 5, thường 3-4 hoa ở kẽ lá. Quả có 3 cạnh, chứa một hạt đậu đen. Mùa hoa từ tháng 5-6 và kéo dài suốt mùa hè.
Phân bố:
Mọc ở nhiều các tỉnh Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội. Những nơi ẩm như ruộng bỏ hoang, lòng suối cạn, có người trồng một số ít quanh nhà dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng:
Người ta thu hái toàn cây (cả rễ) vào mùa xuân và mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô để dùng dần, không cần phải chế biến gì đặc biệt.
Tính vị:
Cây rau đắng có vị đắng, tính bình, không độc.
Tác dụng:
Rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu buốt, sỏi thận, giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, vàng da. Rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, ác thương. Không những thế còn có tác dụng nhuận tràng, nóng trong người làm lở miệng, chảy máu răng. Dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi, dùng nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật.
Thành phần hóa học:
Trong rau đắng có chứa 0,35% chất tanin, ngoài ra có vìtamin C (tới 900mg% đối với cây khô kiệt), carotin (tới 39%), flavonozit avicularin, khi thủy phần avicularin sẽ cho quexetin và l. arabinoza.
Có tác giả cho rằng có ít ancaloit, nhưng có tác giả cho rằng không có. Trong vỏ có anthraglucozit.
Ngoài ra còn đường, tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%.
Công dụng và liều dùng:
Rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa đái buốt, sỏi thận. Ngoài ra, còn được dùng làm thuốc giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, vàng da.
Rau đắng một vị thuốc quý, càng quý hơn khi rau đắng luộc trộn với muối mè trong bữa ăn thường ngày, lại chữa và hạn chế sự phát triển được nhiều bệnh về vữa xơ động mạch, hô hấp, tiêu hoá gan mật, thận tiết niệu, rất rẻ tiền, đơn giản dễ tìm ở đâu cũng có, lại không có độc tính.
Ngày dùng 6 đến 12g rau đắng khô, sắc dưới dạng thuốc uống trong ngày. Có thể dùng tươi sao khô rồi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp không kể liều lượng.
Một số bài thuốc:
Chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi cạn:
Dùng 12g rau đắng phơi hay sấy khô sắc dưới dạng thuốc uống trong ngày .
Chữa viêm bàng quang viêm đường tiểu tiện, đái buốt:
Dùng rau đắng khô 12g, hoạt thạch 10g, mộc thông 5g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8g, nước ba bát, sắc còn lấy một bát. Chia làm ba lần uống trong ngày.
Trị đau răng:
Mỗi ngày dùng Biển súc 50 – 100g sắc uống, chia làm 2 lần uống
Trị giun chui ống mật:
Biển súc 30g, giấm lâu năm 90g, trộn 3 chén nước, sắc còn 1 chén, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Trị trùng roi âm đạo, ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu:
Biển súc tươi 250g cho vào 1500ml nước sắc rửa ngứa ngoài da, âm đạo trùng roi.
Trị giun móc:
Biển súc 40g sắc đặc ngày 1 thang uống trong 3 ngày liền.
Trị viêm đường niệu:
Tiểu buốt, tiểu khó thể thấp nhiệt dùng bài Độc vị Rau đắng 20g sắc uống hoặc cùng dùng với Xa tiền thảo, Thạch vỹ đều 12g, Cam thảo 6g sắc uống trong ngày.
Trường hợp tiểu có máu, kết hợp với Tiểu kế, Bồ hoàng, Bạch mao căn, có sạn gia thêm Kim tiền thảo.
Trị viêm ruột, kiết lỵ:
Biển súc 16g, Xa tiền tử 12g, Tiên hạc thảo 16g, sắc nước uống trị tiêu chảy do thấp nhiệt. Biển súc chế thành xirô hàm lượng 1ml có 1gam thuốc, mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 – 3 lần.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
CÂY RAU ĐẮNG – DÙNG LÀM THUỐC LỢI TIỂU, CHỮA ĐÁI BUỐT
Reviewed by Huỳnh Ngọc Tuyên
on
tháng 6 29, 2018
Rating:
Không có nhận xét nào