Công dụng cây Tắc kè đá (Cốt Toái Bổ) và cách ngâm rượu cây Tắc kè đá

Cây tắc kè đá là một vị thuốc được sử dụng dành cho những bệnh liên quan đến xương khớp. Ngoài việc chữa bệnh thì cây còn được dùng để ngâm rượu. Trong nội dung của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về loại thảo dược này.
Cây tắc kè đá là gì? Cốt toái bổ là gì?

Cốt toái bổ còn được gọi là tắc kè đá, co tạng tó (theo dân tộc thái Thái ở Quỳnh Nhai), cây tổ rồng, cây tổ phượng, cổ diều, co in tó (dân tộc Thái ở Điện Biên).
Cây thuộc họ Polypodiaceae (họ Dương Xỉ), có tên khoa học là Drynaria fortunei J.sm (polypodium fortunei O.kuntze).
Cốt toái bổ hay tắc kè đá là phần rễ và thân được phơi khô của cây Bổ cốt toái. Sở dĩ cây có cái tên như vậy là do đây là vị thuốc có tác dụng làm liền những xương dập gẫy.
Cái tên Co tạng tó hay co in tó của người dân tộc Thái được dịch ra là “đặt vào sẽ liền lại”, hay nói cách khác là có tác dụng làm liền gân cốt.
Cốt toái bổ lại gọi là tắc kè đá là do phần thân và rễ cây có hình giống con tắc kè, cây thường mọc bám vào hốc đá, vách đá nên có tên gọi như vậy
Cây tắc kè đá – cốt toái bổ thường mọc ở đâu

Cây mọc hoang tại khắp các núi đá, dọc suối hoặc mộc trên các thân cây khác trong rừng của nước ta. Ngoài ra, ở Lào, miền Trung và miền Nam Trung Quốc đều ghi nhận về sự hiện diện của loại cây này.
Việc thu hái loại cây này được thực hiện quanh năm, nhưng do đặc điểm canh tác nên người dân chỉ khai thác vào những đợt nông nhàn, ít công việc đồng áng.
Mô tả – Hình ảnh cây cốt toái bổ – tắc kè đá
Mô tả cốt toái bổ
Trong sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi có đoạn miêu tả như sau:
Cây sống riêng trên các vách đá, hốc đá, sống trên những cây có thân lớn như cây si, cây đa hoặc mọc trên những đám rêu. Cây sống lâu năm, có thân và rễ phủ nhiều vảy màu vàng, rất dầy, bóng và mẫm.
Cây có hai loại lá. Loại thứ nhất là lá bất thụ, màu nâu và không có cuống. Lá hình quả trứng, dài từ 5 đến 8cm, rộng từ 3 đến 6cm. Phía cuống lá có gân nổi rõ, có thùy và có hình tim. Loại thứ hai là lá hữu thụ. Lá đơn xẻ thùy lông chim, màu xanh nhẵn, dài từ 20 đến 40cm, cuống có thùy thuôn, có dìa, ở phía đầu bị tù, dài từ 5 đến 6cm, ổ tử nang nhiều, có mạng xếp thành một hàng ở mỗi bên của gân chính, không có áo tử nang và hình tròn.
Tác dụng của tắc kè đá – cốt toái bổ

Theo y học cổ truyền, Tắc kè đá có vị chát, đắng, không động, có tính ấm. Tác dụng: Bổ thận, giảm đau, an thần, chữa đau xương, đau lưng, đau mình mẩy, bong gân, mỏi gối, dập xương, loãng xương
Theo y học hiện đại, cố toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thụ Canxi cuả xương, gia tăng lượng Canxi và Phốt pho trong máu giúp đẩy nhanh quá trình liền xương. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng an thần và giảm đau.
Cây có công dụng rõ rệt trong phòng ngừa lipid huyết áp, giúp giảm giảm lipid trong máu cao và phòng ngừa chứng bệnh xơ mỡ mạch.
Một số bài thuốc với cốt toái bổ- tắc kè đá
Cách chế biến: Rửa sạch, cáo sạch lông rồi thái mỏng đem phơi khô để sử dụng. Hoắc tẩm với mật hoặc tẩm rượu rồi sao qua trước khi dùng.
Bài thuốc thứ nhất: trị chứng răng long, đau răng, răng chảy máu do thận hư:
Sơn thù, Sơn dược, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì mỗi vị 12gr, Thục địa, tắc kè đá mỗi vị 16gr sắc uống.
Bài thuốc thứ hai: trị gãy xương kín, chấn thương phần mềm
– Tẩu mã tán: lá sen tươi, quả bồ kết tươi, tắc kè đá, lá trắc bá diệp tươi mỗi thứ 12gr đem tán nhỏ. Tất cả đem hãm với nước sôi uống hoặc ngày đắp lên chỗ đau 2 lần.
– Tiếp cốt tán: tắc kè đá, bằng sa, huyết kiêt, nhũ hương, đương quy, tục đoạn, một dược, đại hoàng, đồng tự nhiên, địa miết trùng với một lượng như nhau, tán thành bột và trộn thêm cùng với vaselin rồi bôi lên vùng bị đau. Bài thuốc có công dụng giúp liền xương một cách nhanh chóng.
Bài thuốc thứ ba: Phòng trừ nhiểm độc Streptomycin
Mỗi ngày lấy 30gr tắc kè đá sác với nước chia làm 2 lần uống/ngày.
Hoặc: tắc kè đá 30gr, câu đằng, cúc hoa 12gr sắc ngày 2 lần uống
Bài thuốc thứ tư: trị chai chân
Tắc kè đá 9gr, đem giã hoặc nghiền nhỏ ngâm với 100ml cồn 95%, sau 3 ngày thì đem xát vào vùng bị chai là có kết quả.
Cách ngâm tắc kè đá tươi
B1. Rửa sạch dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ
B2. Rửa lại một lần nữa với nước xong để ráo
B3. Các bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên miếng vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu theo đúng tỉ lệ
B4. Đậy kín lắp ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được
Cách ngâm khô
B1. Các bước 1 -2 giống như cách làm ở trên
B2. Dùng dao thái thành các lát mỏng có độ dày 1,5-2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 5-6 nắng
B3. Sau khi khô chuẩn bị chảo đem sao qua với lửa ( tức là cho lên chảo rồi sao qua với lửa )
B4. Sau khi sao xong để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu cứ thế mà ngâm
B5. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 30 ngày là sử dụng được
Tắc kè đá kiêng kỵ đối với những người âm hư, huyết hư, vì thế lưu ý khi sử dụng.
Công dụng cây Tắc kè đá (Cốt Toái Bổ) và cách ngâm rượu cây Tắc kè đá Công dụng cây Tắc kè đá (Cốt Toái Bổ) và cách ngâm rượu cây Tắc kè đá Reviewed by Huỳnh Ngọc Tuyên on tháng 6 14, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Our Sponsors