Dây Gấm chủ trị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, hạ axit uric, gút...

Dây gắm Còn được gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót, cây vương tôn.

Tên khoa học :
  • Cnetum montanum Mgf
  • Thuộc họ Dây gắm Gnetaceae.
Hình dáng :

  • Dây leo mọc cao, thân dài đến 10-12m.
  • Thân to, phình lên ở các đốt.
  • Quả có cuống ngắn, bóng, mặt ngoài phủ một lớp sáp, khi chín có màu vàng ( Hình Minh Họa)
  • Hạt to. Cây ra hoa tháng 6-8
Bộ phận dùng làm thuốc:
  • Rễ và dây đều dùng làm thuốc
  • Hạt ăn được. Dầu hạt dùng xoa bóp trị tê thấp
Nơi sống và thu hái:
  • Cây mọc hoang ở rừng núi cao, đặc biệt là cá tỉnh miền núi phía Bắc. Cây thân dây quấn vào các cây rừng và mọc lên rất cao.
  • Rễ và dây rửa sạch, thái mỏng, phơi khô là vị thuốc trị xương khớp và hỗ trợ cho bệnh gút 
Tính vị, tác dụng:

Dây gắm (Vương Tôn) có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.

Công dụng chữa bệnh :

Vậy dây gắm chữa bệnh gì ? Sau đây là một số tác dụng của dây gắm:

  • Hạ axit uric máu, giảm đau, giảm sưng.
  • Hỗ trợ trị bệnh thấp khớp, đau nhức xương khớp.
  • Rễ gắm còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều.
  • Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn.
  • Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp
  • Dùng trong trường hợp: Sản hậu mòn, giải các chất độc.
  • Dây gắm còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét.
​Đối tượng sử dụng :
  • Người có lượng axit uric trong máu cao. Người mắc bệnh gút mãn và cấp tính
  • Người già bị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi
  • Người bệnh thấp khớp
  • Người bị rắn cắn
  • Người bị sốt rét
  • Phụ nữ sau khi sinh
Cách dùng dây gắm : có thể chế thành Cao Gắm
  • Liều dùng 15-20g có thể đến 30g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống.
  • Để chữa thấp khớp, người ta thường phối hợp với các vị thuốc khác ngâm rượu uống.
  • Chữa lở sơn: Lấy rễ gắm 20g, cho 300ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, ngày uống 2 lần. 
  • Hỗ trợ chữa trị đau nhức gân xương: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm gửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín, sau 15 ngày, mỗi ngày uống một chén nhỏ, uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng mà có thể gia giảm các vị trên. 
  • Hỗ trợ chữa trị phong thấp: Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, cho 500ml, sắc còn 200, ngày 2 lần. Dùng liền 15 ngày. 
  • Dây gắm ngâm rượu 1kg ngâm khoảng 3 lít rượu gâm trong 1 tháng dùng để chữa đau nhức. 
  • Dây gắm chữa bệnh gút dùng liều từ 20 -30g sắc nước uống nên kết hợp với một số thảo dược khác như cây tơm trơng, cây củ ráy, quả chuối hột rừng, cây cỏ xước, cây nở ngày đất và củ bình vôi như vậy sẽ cho kết quả tốt hơn.
  • Ở Ấn Độ, dầu hạt cây Dây gắm dùng xoa bóp trị bệnh tê thấp.
Dây Gấm chủ trị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, hạ axit uric, gút... Dây Gấm chủ trị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, hạ axit uric, gút... Reviewed by Huỳnh Ngọc Tuyên on tháng 6 30, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Our Sponsors